Rau bong non là một cấp cứu sản khoa nguy hiểm cho mẹ và thai vì vậy chẩn đoán và xử trí kịp thời nhằm giảm các biến chứng sản khoa hạn chế tử vong cho mẹ và cho thai nhi.
1. Tiến triển và biến chứng.
Trong những thể nặng mặc dù đã được xử trí nhưng tính mạng bệnh nhân vẫn bị đe doạ nhiều vì các biến chứng choáng chảy máu, vô niệu…
– Tiến triển:
+ Thông thường sau khi nhau bong chuyển dạ sẽ bắt đầu khởi phát. Chuyển dạ thường diễn ra rất nhanh. Ở thể nhẹ bấm ối thể tích giảm làm tử cung co bóp được, cổ tử cung mở nhanh thai sổ ra ngay, rau và máu cục ra theo, nhưng tử cung có thể đờ và máu chảy nhiều
+ Có thể chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng trong chốc lát. Nếu không xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng sau
– Biến chứng:
+ Choáng mất máu: Vừa là triệu chứng vừa là chẩn đoán. Choáng xẩy ra nhanh nhất là sau khi thai và rau ra. Điều cần lưu ý là lượng máu ứ lại trong lòng tử cung có thể rất nhiều so với lượng máu chảy ra ngoài âm đạo.
+ Rối loạn đông máu: Do thiếu sinh sợi huyết, phát hiện sau khi sổ rau thấy máu loãng vẫn tiếp tục chảy ra ngoài âm đạo. Biến chứng này càng nặng nếu diễn biến nhau bong non càng kéo dài vì vậy cần phải phát hiện sớm để có ngay hướng xử trí
+ Vô niệu: Cần theo dõi những giờ đầu và những ngày tiếp theo sau để phát hiện những biến chứng này. Biểu hiện bệnh nhân đái ít, đau vùng hông, urê huyết tăng cao nhưng urê niệu giảm. Vô niệu phần lớn là do tình trạng choáng tụt huyết áp, chảy máu nhiều. Một số khác do hoại tử không hồi phục của lớp vỏ thận tiên lượng nặng có thể dẫn đến tử vong
– Biến chứng khác: Ngoài ra rau bong non có thể để lại các di chứng sau :
+ Suy gan cấp
+ Suy thận mạn.
+ Suy tuyến thượng thận.
+ Cao huyết áp.
2. Chẩn đoán
– Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng cơ năng, thực thể và cận lâm sàng để chẩn đoán
– Chẩn đoán phân biệt :
– Vở tử cung
+ Rau tiền đạo
+ Các bệnh lý của cổ tử cung
3. Điều trị
– Điều trị nội khoa hồi sức tích cực băng truyền dịch, truyền máu và phục hồi lại cân bắng nước điện giải, chống choáng giảm đau, dùng thuốc giảm co cơ tử cung.
– Nếu thể nhẹ cổ tử cung mở hết bấm ối cho đẻ đường dưới
– Nếu thể nặng chống sốc, chống các biến chứng vô niệu, mổ sớm cứu mẹ và thai
– Phẫu thuật nhằm hai mục đích chính:
+ Lấy thai ra khỏi tử cung để tử cung co hồi thực hiện cơ chế cầm máu
+ Quan sát kỹ các tổn thương đẻ quyết định bảo tồn hay phải cắt tử cung
– Tích cực điều trị các biến chứng.
4. Phòng bệnh
– Đăng ký và quản lý thai nghén thật tốt
– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ cao
– Xử lý sớm đối với các trường hợp rau bong non
– Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về nguyên nhân, triệu chứng và nguy cơ của rau bong non để đề phòng và phát hiện sớm
Theo suckhoedoisong