Ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, người dân dùng mơ lông giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn, chiết xuất từ lá được tinh dầu có tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho.
Mơ lông có tác dụng mạnh trên ký sinh trùng đường ruột, dân gian thường dùng chữa lỵ trực trùng, giun đũa, giun kim. Lá mơ lông có thể được sử dụng như một loại rau ăn, hoặc dân gian thường chế biến thành những phương thuốc đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu quả.
Chống co giật
Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Làm lành vết thương
Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.
Chữa cảm lạnh
Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
Chống viêm loét
Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ
– Cách 1: Nghiền mịn 15 – 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn.
– Cách 2: cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 – 2 lần.
Chữa ghẻ phỏng, mụn nước
Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
Nấm da, chàm, eczema, giời leo
Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
Giảm đau trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu
Lấy 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.
Theo Baithuochay