Rau tiền đạo là một cấp cứu chảy máu thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ, gây đẻ khó, cần phải chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi.
1. Rau tiền đạo là gì?
Gọi là rau tiền đạo khi rau không bám vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu nhiều khi chuyển dạ và làm ngôi thai bình chỉnh không tốt.
2. Phân loại rau tiền đạo
Phân loại theo vị trí giải phẫu
Tuỳ vào vị trí bám của bánh rau mà chia ra :
– Rau bám thấp : bám vào thân của tử cung và chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Không gây chảy máu nhưng thường gây vỡ ối sớm, đa số hồi cứu khi sổ nhau
– Rau bám bên : phần lớn rau bám vào đoạn dưới chưa tới cổ tử cung, chảy máu nhẹ
– Rau bám mép : bờ bánh rau tới cổ tử cung chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu vừa
– Rau tiền đạo bán trung tâm không hoàn toàn: bánh rau che lấp một phần cổ tử cung, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu nhiều
– Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín cổ tử cung khi cổ tử cung đã mở, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu rất nhiều.
Phân loại theo lâm sàng
Tuỳ theo tính chất chảy máu nhiều hay ít mà chia làm hai loại
– Loại trung tâm :
Hay gặp rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn gây chảy máu nhiều thường phải mổ , tiên lượng xấu cho cả mẹ và thai chiếm tỷ lệ 25 %
– Loại không trung tâm bao gôm các loại:
+ Bám thấp
+ Bám bên
+ Bám mép chảy máu ít thường đẻ đường dưới ít nguy hiểm, tiên lương tốt chiếm tỷ lệ 75 %.
3. Đặc điểm của rau tiền đạo
– Bánh rau : thường to bờ không đều có thể dẹt mỏng các gai rau ăn sâu vào lớp cơ đoạn dưới tử cung.
– Màng rau : dày cứng kém chun dãn dễ rách khi có cơn co nên dễ bị ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.
– Dây rau : không bám vào giữa bánh rau mà bám vào bờ bánh rau gần lỗ cổ tử cung nên dễ gây sa dây rau.
– Đoạn dưới tử cung thường mỏng vì không có lớp cơ đan các gai rau ăn sâu vào lớp cơ nên làm rạn nứt dễ chảy máu.
– Ngôi thai : thường bình chỉnh không tốt đầu cao lỏng hoặc ngôi bất thường.
4. Các yếu tố thuận lợi
Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo. Tuy nhiên, tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có tiền sử sau:
– Đẻ nhiều lần.
– Mổ lấy thai.
– Mổ bóc nhân xơ tử cung, cắt góc tử cung trong điều trị thai làm tổ ở sừng tử cung, tạo hình tử cung…
– Nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt nhiều lần.
– Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo
– Viêm nhiễm tử cung
– Đa thai
– Tiền sử đã mang thai bị rau tiền đạo.
Theo Benh