Bệnh sốt xuất huyết hàng năm hay có những biến chứng khác thường, đã có những ca rất nặng ở dạng type dengue 1 (dengue cổ điển) và type dengue 2 (dengue xuất huyết) với những biến chứng hay gặp là xuất huyết và sốc dengue.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết hàng năm hay có những biến chứng khác thường, đã có những ca rất nặng ở dạng type dengue 1 (dengue cổ điển) và type dengue 2 (dengue xuất huyết) với những biến chứng hay gặp là xuất huyết và sốc dengue. Nhưng sốc dengue để lại hậu quả nặng nề hơn và có nguy cơ gây tử vong cao hơn. Người mắc SXH bị giảm yếu tố đông máu, suy gan, suy thận, suy hô hấp, rối loạn thần kinh, trụy tim mạch dẫn đến tử vong nhanh. Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, theo các bác sĩ thì những năm trước chưa có bệnh nhân mắc SXH phải thở bằng máy nhưng năm nay (2011) có rất nhiều ca phải thở bằng máy.
Theo các nhà chuyên môn, có 3 nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân sốt xuất huyết đó là:
– Thứ nhất là khi mắc SXH, người bệnh bị thoát huyết tương, tụt huyết áp vì vậy cần phát hiện sớm để bù dịch nhanh hoặc bù dịch cao phân tử (thay thế huyết tương). Nếu bệnh nhân có yếu tố đông máu thì phải truyền huyết tương tươi. Người bệnh tử vong thường gặp là do bị thoát nước quá nhiều và phát hiện muộn.
– Thứ hai là người bệnh bị xuất huyết bất thường, ngoài giảm tiểu cầu còn giảm yếu tố đông máu, suy hô hấp, suy một số chức năng như gan, thận, tim, hô hấp, rối loạn thần kinh… và suy đa phủ tạng, tử vong là điều không tránh khỏi; thứ ba là bị sốc, bệnh nhân yếu, tụt huyết áp, đo không thấy huyết áp và tử vong ngay mà không có xuất huyết.
– Thứ ba là hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng ngừa bệnh SXH, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng. Khi phát hiện xung quanh hàng xóm có vài người bị bệnh sốt xuất huyết, cần báo ngay cho y tế địa phương để có kế hoạch phòng chống lây lan thành dịch. Đưa người bệnh đi khám sớm khi mới có biểu hiện ban đầu như sốt cao đột ngột liên tục, nổi ban và đau nhức…
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết?
– Tuyên truyền sâu rộng về cách thức phòng tránh, nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho cộng đồng
– Triển khai đồng loạt chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu không cho muỗi SXH có nơi cư trú, sinh sản, thả cá bảy mầu để diệt loăng quăng, thau rửa dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy
– Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
– Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
– Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
– Trong nhà có người bị SXH thì không cần cách ly
– Ăn uống đầy đủ chất, tăng cường tập luyện để nâng cao sức đề kháng.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?
Trẻ em từ 1-15 tuổi đều có thể bị bệnh, nhiều nhất là lứa tuổi 3-8 tuổi. Đôi khi người lớn cũng mắc bệnh.
Theo Benh