Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng của phụ nữ ở độ tuổi khác nhau, thông thường là sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40, thường có biểu hiện thiểu kinh hoặc không kinh nguyên phát hay thứ phát.
Suy sớm buồng trứng (POF), tần suất khoảng 1% trong phụ nữ, là một trong những nguyên nhân hiếm muộn mang nhiều lo lắng cho chị em phụ nữ. Đồng thời, bệnh lý này cũng là thách thức rất lớn cho các chuyên gia hỗ trợ sinh sản trong việc điều trị hiếm muộn để mang lại hạnh phúc được làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. Hiểu được bệnh lý này sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt căng thẳng lo âu, giảm áp lực và chấp nhận kết quả điều trị một cách tốt hơn. Đó cũng là một giải pháp tích cực trong quá trình điều trị đầy thử thách.
Trước đây, bệnh này được gọi là mãn kinh sớm, song thuật ngữ này không mô tả đúng thực trạng của người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm vì mãn kinh chỉ xảy ra khi phụ nữ bước vào giai đoạn cuối năm 40 tuổi hay đầu năm 50 tuổi. Nếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gây nên tình trạng vô sinh. Nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên, vô cùng hiếm khi thấy hành kinh trở lại; tuy nhiên, những người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể hành kinh trở lại dù không đều như trước. Người mãn kinh tự nhiên không thể có thai nhưng trong một vài trường hợp, suy buồng trứng sớm vẫn có thể mang thai. Đây là đặc điểm nổi bật giúp ta khu biệt hiện tượng suy buồng trứng sớm với nhiều loại bệnh cùng chung triệu chứng.
Dấu hiệu nhận biết suy buồng trứng sớm:
Dấu hiệu thường gặp nhất ở người suy buồng trứng sớm là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn dưới 40 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh từ 3 tháng trở lên thì bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa đo nồng độ FSH trong máu để phát hiện suy buồng trứng sớm.
Bên cạnh đó, bệnh còn biểu hiện một số triệu chứng như: tính tình thay đổi, dễ bị kích động (hay cáu gắt, bực dọc… giống như người già); tóc bạc sớm; hay có cơn bốc nóng trên mặt, bốc hỏa, ra mồ hôi trán và đầu, vã mồ hôi về đêm; khó ngủ; ít quan tâm đến tình dục; âm đạo khô và đau khi quan hệ; khô da, ngứa da; hay nóng trong người, khát nước; đau lưng, mỏi gối; siêu âm thấy buồng trứng nhỏ lại, tử cung mỏng đi…
Ngoài các biểu hiện nêu trên, còn có nhiều phương pháp khác để góp phần chẩn đoán như sinh thiết buồng trứng, siêu âm, đo nồng độ gonadotrophins máu. Tuy nhiên, siêu âm và sinh thiết buồng trứng không giúp ích được nhiều trong tiên lượng về khả năng sinh sản và sự rụng trứng về sau. Ngay cả những trường hợp sinh thiết buồng trứng không có nang noãn nào vẫn có trường hợp được ghi nhận là có thai và có khoảng 41 – 60% bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm siêu âm vùng chậu vẫn thấy cấu trúc giống nang noãn, có thể giải thích các nang này là do một nguyên nhân thứ phát gây ra hoàng thể hóa sớm.
Hiện nay xét nghiệm thường được dùng nhất để đánh giá dự trữ buồng trứng là đo nồng độ FSH và estrogen trong máu, khi có tình trạng suy buồng trứng sớm nồng độ này tăng cao (thường > 40IU/l) thử 2 lần cách nhau vài tuần và nồng độ estrogen thấp.
Nguyên nhân bệnh suy buồng trứng sớm:
Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho bệnh lý suy buồng trứng sớm: có thể có liên quan đến nhiễm sắc thể, di truyền, các bệnh lý tự miễn, nhiễm vi khuẩn, hoặc là do can thiệp điều trị. Tuy nhiên suy buồng trứng vô căn vẫn chiếm đa số trong các nguyên nhân (gồm những bệnh nhân có thoái hóa buồng trứng sớm và có hội chứng kháng buồng trứng). Thứ nhì là bệnh lý tự miễn, chiếm khoảng 30% các trường hợp.
Trong phôi bào, các tế bào mầm sinh dục sẽ di chuyển từ gờ sinh dục đến vị trí buồng trứng nguyên thủy, hình thành khoảng 3.5 – 4 triệu nang noãn ở mỗi buồng trứng lúc thai khoảng 20 tuần. Các tế bào mầm này sẽ bị mất đi từ từ bằng cơ chế chết theo chương trình, để còn khoảng 1 triệu nang noãn nguyên thủy mỗi bên lúc sinh. Số lượng này cũng sẽ tiếp tục mất đi trong quá trình chiêu mộ, thoái hóa để phóng noãn. Và chỉ có khoảng 400 – 500 nang noãn sẽ được phóng thích trong suốt đời sống sinh sản của người phụ nữ. Suy buồng trứng sớm vô căn – cơ chế chưa rõ – ảnh hưởng đến tỉ lệ nang noãn chết theo chương trình. Do đó ở những trrường hợp này thường là có giảm nang noãn lúc sinh và có gia tăng sự thoái hóa.
Những nguyên nhân được kể đến ngoài nguyên nhân vô căn:
1. Bất thường di truyền
– Liên quan nhiễm sắc thể (NST) X
Tỉ suất di truyền chung khoảng 4%.
Các dạng thường gặp:
Khiếm khuyết NST X
+ Đơn chiếc NST X (monosomy X): hội chứng Turner
+ Ba chiếc NST X (trisomy X)
+ Thể khảm: 45X/46XX, 45X/47XXX
+ Mất đoạn NST X
Bất thường gien trên NST X
– NST thường
Chuyển đoạn NST
Biến đổi gien trên NST thường, thụ thể FSH, thụ rhể LH…
2. Tổn thương buồng trứng do tự miễn
Các rối loạn tự miễn của những bệnh lý thuộc về nội tiết hay không thuộc về nội tiết đều có thể liên quan đến suy buồng trứng sớm.
Các bệnh lý tự miễn nội tiết bao gồm: bệnh lý tuyến giáp, suy tuyến cận giáp, tiểu đường…
Các bệnh lý tự miễn không liên quan nội tiết bao gồm: xuất huyết giảmv tiểu cầu vô căn, bệnh bạch tạng, hói đầu, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus hệ thống…
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán suy buồng trứng do bệnh lý tự miễn là sinh thiết buồng trứng
3. Kháng thể kháng buồng trứng
4. Các nguyên nhân khác
– Galacto máu: hiếm gặp
– Do điều trị:
+ Sau hóa trị: khả năng suy buồn trứng cao vò tế bào đang phân chia rất nhạy với sự gây độc tế bào của các loại thuốc dùng làm hóa trị
+ Sau xạ trị: nguy cơ POF cũng thấp nếu xạ trị ngoài vùng chậu, ảnh hưởng của xạ trị cũng tùy thuộc vào liều, tuổi bệnh nhân và vùng xạ trị.
+ Sau phẫu thuật vùng chậu: có khả năng gây tổn hại buồng trứng do tổn thương mạch máu ảnh hưởng đến lượng máu nuôi, hoặc gây viêm tại chỗ
– Độc tố và virus:
Quai bị, hút thuốc, bệnh động kinh…
Suy buồng trứng sớm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung
Vì nồng độ hormon giảm nên có nguy cơ phát triển một số bệnh sau:
– Loãng xương: Nguyên nhân là do không còn đủ estrogen để duy trì canxi và các chất khoáng khác ở xương, phòng ngừa sự tiêu xương. Tỷ trọng xương giảm là yếu tố chính dẫn đến bệnh loãng xương.
– Suy chức năng tuyến giáp trạng: Tuyến giáp kiểm soát sự chuyển hóa của cơ thể và nồng độ năng lượng. Giảm hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến chuyển hóa và làm cho phụ nữ có năng lượng rất thấp, với những triệu chứng như giảm tốc độ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trí tuệ về thể chất và tâm trí, hai chân lạnh.
– Bệnh Addison: Đây là bệnh tự miễn dịch. Các tế bào miễn dịch lẽ ra bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập lại quay ra tấn công các tuyến thượng thận, làm cho tuyến này không bài tiết ra hormon có chức năng chống stress và điều hòa muối.
– Bệnh tim: Tuy rất hiếm xảy ra với phụ nữ trẻ bị SBTS nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim về sau này. Giảm nồng độ estrogen trong bệnh SBTS có thể làm tăng nồng độ LDL-C (cholesterol xấu), nguyên nhân chính gây ra mảng bám và nghẽn tắc các động mạch, từ đó dẫn đến đột quỵ.
Nồng độ thấp estrogen trong SBTS cũng dẫn đến giảm nồng độ HDL-C (cholesterol tốt), chất giúp ngăn cản sự tạo thành nghẽn tắc ở các động mạch.
Những hệ lụy khác
Một bé gái mới sinh thông thường có khoảng hai triệu nang nguyên thủy ở buồng trứng, đủ để tồn tại cho đến khi qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, với phụ nữ bị SBTS thì không như vậy vì cơ thể thuộc về hai nhóm sau:
– Cạn kiệt các nang noãn: Những nang còn lại ở buồng trứng không đáp ứng nữa. Cho nên cơ thể không có cách nào để tạo thêm các nang nguyên thủy, có thể do việc dùng hóa liệu pháp hay tia xạ trong các liệu pháp điều trị ung thư mạnh – nhiễm sắc thể X bất thường hay thiếu.
– Rối loạn chức năng các nang noãn: Hoạt động của các nang noãn không bình thường, có thể do hiện tượng tự miễn dịch tức hệ miễn dịch tấn công các nang noãn đang phát triển nên làm cho các nang này không thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó nang không phát triển thành thể vàng nhưng sẽ không trưởng thành và không phóng noãn một cách bình thường được. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do lịch sử gia đình mắc bệnh suy sớm buồng trứng, hình thái di truyền cho thấy suy buồng trứng sớm không hoàn toàn là bệnh về gien.
Theo Benh