Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau

Nhau thai được gắn vào tử cung giữ vai trò là trạm trung gian trao đổi chất giữa mẹ và con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Bánh nhau thường có trọng lượng khoảng 450 – 550 g, đường kính 20 cm, bề dày 2,5 cm. Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau.

Nhau thai được gắn vào tử cung giữ vai trò là trạm trung gian trao đổi chất giữa mẹ và con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ.. Máu mẹ đổ từ các mạch máu ở thành tử cung vào các hồ máu. Mặt sau bánh nhau có các cấu trúc hình gai nhúng vào các hồ máu này. Bánh nhau thường có trọng lượng khoảng 450 – 550 g, đường kính 20 cm, bề dày 2,5 cm. Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau và khi bánh nhau bị bệnh thì chức năng của nhau thai sẽ không đảm bảo. Phù nhau (rau) thai là một bệnh lý. Nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.

thai14 Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau

Nguyên nhân phù nhau thai

Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Phòng tránh nhiễm trùng tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù nhau thai!

Nguyên nhân phù nhau thai thường là do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng (virus), cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai.

Phòng tránh cho lần mang thai tới

Cách phòng ngừa bệnh là tránh để bị các bệnh nhiễm trùng khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thường xuyên thăm khám và theo dõi thai định kỳ. Hiện nay, không có cách điều trị khi đã mang bệnh. Khi phát hiện bánh nhau bị phù nếu không đình chỉ thai, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do nhau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.

Theo Benh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *