Những vấn đề cần quan tâm khi triệt sản ở nữ

Triệt sản nữ có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong kỳ kinh khi chắc chắn không có thai, sau đẻ thường (trong vòng 7 ngày đầu hoặc sau 6 tuần), ngay sau khi phá thai trong vòng 7 ngày đầu (nếu buồng tử cung sạch, không nhiễm khuẩn), kết hợp khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng và có yêu cầu của khách hàng. 

1. Cơ chế tác dụng của triệt sản nữ

Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung để tránh thai. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99%). Triệt sản nữ không phòng tránh được lấy nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS.

– Cơ chế tác dụng: Thắt và cắt vòi tử cung làm gián đoạn vòi tử cung, không cho tinh trùng gặp noãn để thụ tinh.

2. Biện pháp triệt sản nữ được thực hiện khi nào?

Triệt sản nữ có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong kỳ kinh khi chắc chắn không có thai, sau đẻ thường (trong vòng 7 ngày đầu hoặc sau 6 tuần), ngay sau khi phá thai trong vòng 7 ngày đầu (nếu buồng tử cung sạch, không nhiễm khuẩn), kết hợp khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng và có yêu cầu của khách hàng.

triet san Những vấn đề cần quan tâm khi triệt sản ở nữ

3. Ưu nhược điểm của biện pháp triệt sản nữ là gì?

– Ưu điểm của biện pháp triệt sản nữ: Hiệu quả tránh thai cao, chỉ thực hiện thủ thuật một lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn, sau phẫu thuật an toàn không có tác dụng tránh thai ngay và không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính tình, giới tính và hoạt động tình dục.

– Nhược điểm của biện pháp triệt sản nữ: Đối tượng phải nằm viện và thực hiện cuộc phẫu thuật. Khi phẫu thuật cần có cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sỹ được đào tạo về triệt sản nữ (bao gồm cả đội KHHGĐ lưu động của huyện); Chi phí đắt tiền; Khó phục hồi khả năng sinh đẻ; Dễ có tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ.

4. Dấu hiệu nào cần lưu ý sau triệt sản:

– Sốt,

– Đau bụng không giảm,

– Chảy máu, chảy mủ vết mổ

– Sưng vùng mổ

– Chậm kinh, nghi ngờ có thai

Nếu có một trong các dấu hiệu bệnh nhân phải đến cơ sở y tế thăm khám khẩn cấp

5. Những tai biến nào thường gặp khi triệt sản nữ? 

– Chảy máu ổ bụng;

– Nhiễm trùng vùng chậu,

– Viêm phúc mạc;

– Hình thành khối máu tụ;

– Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ;

Hiếm gặp: tổn thương tử cung, ruột, bàng quang. Trường hợp thất bại sau triệt sản có thể gặp thai ngoài tử cung.

6. Quy trình triệt sản nữ 

– Nộp đơn tình nguyện xin triệt sản.

– Sau khi triệt sản đối tượng phải được theo dõi tình trạng toàn thân, mạch, huyết áp, nhịp thở ở cơ sở y tế ít nhất 6 giờ đầu; nghỉ lao động nặng 2 tuần; dùng thuốc theo đơn.

Theo Benh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *