Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật
Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật, vẫn có một số yếu tố được cho là có thể khiến một số phụ nữ có nguy cơ lớn hơn người khác:
– Tuổi: nếu bạn mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
– Cân nặng: nếu bạn bị béo phì, với chỉ số BMI vượt quá 35.
– đột biến do yếu tố V Leiden, gen angiotensinogen T235
– Bị mắc sẵn các bệnh: tiểu đường, huyết áp cao mãn tính, lu-pút (lao da), thận mãn tính và bệnh rối loạn tâm thần.
– Những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén
– Hội chứng kháng thể kháng phospholipid, do thời tiết giá rét, ẩm ướt…
– Nếu đây là lần đầu bạn mang thai hoặc lần đầu bạn có thai với người chồng này.
– Nếu bạn được chẩn đoán là sẽ sinh đôi hoặc đa thai.
– Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá lớn: thường được tính là 10 năm trở lên kể từ lần sinh nở gần đây nhất.
– Có tiền sử bị tiền sản giật: Tiền sản giật có thể có nguồn gốc từ gia đình hoặc có tiền sử mắc tiền sản giật.
Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật
Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật ở các lần khám thai trước sinh. Bác sĩ sẽ xem xét liệu người mẹ có dấu hiệu giữ nước, kiểm tra huyết áp cho mẹ và xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh tiền sản giật, người mẹ cũng có thể được sắp xếp cho các xét nghiệm máu khác nhau, bao gồm cả các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.
Các biện pháp phòng ngừa
Một trong các nguy cơ của bệnh là do béo phì. Một số chuyên gia cho rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Lý tưởng nhất là bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ trước khi có thai nhưng không bao giờ là quá trễ để bắt đầu thói quen này.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng khem khi có thai đang phát triển. Hãy tham vấn bác sĩ để biết nên ăn.
Tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng đạm trong nước tiểu, nhằm phát hiện sớm chứng bệnh tiền sản giật.
Phương pháp điều trị tiền sản giật
Tiền sản giật mức độ nhẹ
Tiền sản giật nhẹ và ít hơn 36 tuần mang thai không phải bao giờ cũng cần điều trị, bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà, thường xuyên theo dõi huyết áp, đảm bảo nó không được tăng cao theo dõi chặt chẽ chức năng thận, theo dõi sát sức khỏe thai nhi. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi đặc biệt có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn ngừa được tiền sản giật mà chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh.
Tiền sản giật mức độ nặng
Nếu thai phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường hoặc nhập viện. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi đủ trưởng thành (hơn 36 tuần) thì thúc sinh hoặc sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ. Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết áp và thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp sau đó.
Thuốc điều trị
Có thể dùng Labelatol hay hydralazin truyền tĩnh mạch là hai thứ thuốc thường dùng nhất để xử lý tiền sản giật. Cũng có thể dùng thuốc chẹn kênh canxi. Tuân thủ nguyên tắc là giảm huyết áp động mạch từ từ để tránh giảm huyết áp và giảm lượng máu đến thai. Tránh dùng những chất ức chế men chuyển angiotensin cũng như những chất chẹn thụ thể angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ vì ảnh hưởng có hại cho sự phát triển của thai nhi. Thai phụ điều trị bằng những chất ức chế men chuyển angiotensin thường bị ít dịch ối, có lẽ là do giảm chức năng thận của thai nhi.
Để điều trị và phòng ngừa cơn sản giật có thể dùng magiê sunphat vì hiệu quả tốt hơn hẳn phenitoin và diazepam. Magiê có thể ngừa cơn sản giật bằng cách tương tác với các thụ thể N-Methyl-D-asparate (NMDA) trong hệ thần kinh trung ương. Do khó dự đoán được cơn sản giật trong những ca bệnh nặng nên khi đã quyết định cho sinh thì tất cả thai phụ đã chẩn đoán tiền sản giật nên được điều trị bằng magiê sunphat.
Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các trường hợp tiền sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi.
Tiên lượng bệnh
Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và thai nhi có nguy cơ. Cao huyết áp thường trở lại bình thường trong vòng khoảng 1 tuần sau sinh nhưng có nguy cơ khiến người mẹ phát triển bệnh cao huyết áp trong cuộc sống sau này. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị ảnh hưởng có tiền sản giật ở lần mang thai trong tương lai.
Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong mẹ và con. Tiền sản giật có liên quan đến những bất thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ số huyết áp gần như bình thường. Có khoảng 5-7% phụ nữ có thai mắc tiền sản giật.
Theo Benh