Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến khám tại các cơ sở y tế. Đau bụng mãn tính (đau bụng tái diễn) không phải là một chẩn đoán, mà là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên.
Là bệnh thường gặp ở trẻ em, liên quan nhiều tới những nguyên nhân rối loạn chức năng ruột, tâm thần. Bệnh chiếm 10 -15% trẻ đến khám, kéo dài trên 3 tháng và gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trẻ, bệnh cảnh lâm sàng thay đổi theo:
– Đặc điểm giải phẫu
– Bệnh cảnh nhiễm trùng, viêm
– Bất thường sinh hóa của cơ thể
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau bụng mạn tính ở trẻ nhỏ:
– Đau bụng tái diễn (Apley):
– Xảy ra ở trẻ 4-16 tuổi
– Có ≥ 3 cơn đau bụng/tháng và tái phát kéo dài ≥3 tháng
– Đau bụng kéo dài làm ảnh hưởng tới những hoạt động bình thường của trẻ
Biểu hiện dưới 3 hình thức chính
– Đau bụng cơn đơn độc
– Đau bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa
– Đau bụng kèm theo rối loạn nhu động ruột
Mục tiêu khám bệnh nhi đau bụng mãn tính: không nhầm lẫn với những đau bụng do nguyên nhân thực thể
Tiếp cận bệnh nhân đau bụng mạn tính
– Hỏi về tính chất cơn đau
– Các tính chất cơn đau như phần đau bụng cấp
– Đau bụng xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
+ Tính chất chu kỳ
+ Các dấu hiệu toàn thân và tiêu hoá kèm theo
+ Tiền sử gia đình:
. Viêm loét dạ dày tá tràng
. Bệnh đại tràng
. Thiếu máu
. Động kinh
Khám lâm sàng
– Cần khám kỹ bụng và bộ phận tiêu hoá:
– Tìm các điểm đau thực thể khi khám ấn bụng
– Xác định vị trí điểm đau
– Tìm các khối ở bụng: gan lách to, các khối, nhu động ruột chỉ xuất hiện trong và ngoài cơn đau
– Cần tiếp xúc và khám bụng nhiều lần
– Cần khám kỹ các bệnh ngoài đường tiêu hoá và toàn thân:
– Bệnh lý thần kinh
– Rối loạn tâm thần hành vi, động kinh
– Khám hệ thống cơ quan khác: hô hấp, da, tiết niệu
Phân loại đau bụng mạn tính ở trẻ em
– Đau bụng kéo dài đơn độc
– Đau bụng kéo dài kèm theo với các triệu chứng tiêu hoá:
– Đau bụng liên quan đến bữa ăn
– Đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua
– Kèm theo buồn nôn, nôn, đau sau xương ức, chớ trào ngược thức ăn qua miệng, ứa nhiều nước bọt, nấc
– Đau bụng kéo dài + rối loạn chức năng ruột: tiêu chảy, táo bón, đi ngoài không hết hoặc són phân
– Đau bụng kéo dài + dấu hiệu toàn thân, ngoài tiêu hoá:
– Bệnh thần kinh tâm thần động kinh
– Bệnh hệ thống tiết niệu
– Bệnh lý hô hấp
Nguyên nhân đau bụng mãn tính
– Đau bụng mạn tính do nguyên nhân thuộc bộ phận tiêu hoá, gan mật
– Đau bụng mãn tính liên quan tới bệnh tiết niệu
– Đau bụng mãn tính liên quan tới bệnh phụ khoa
– Đau bụng do nguyên nhân tâm thần, rối loạn hành vi, đau tâm thể
– Những nguyên nhân đau bụng mãn tính khác
Nguyên nhân tiêu hoá, gan mật
Hội chứng ruột kích thích là bệnh thường gặp nhất, ở mọi lứa tuổi (≥ 4 tuổi). Với đặc điểm đau từng cơn phù hợp với những dấu hiệu rối loạn, tăng nhu động ruột + tiêu chảy, táo bón. Trẻ hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, phát triển thể chất.
Bệnh dạ dày tá tràng (viêm dạ dày tá tràng mãn tính, loét dạ dày tá tràng) đau bụng kéo dài liên quan tới bữa ăn đau về đêm kèm theo nôn, xuất huyết tiêu hoá, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua.
Viêm thực quản: đau bụng vùng thượng vị + nóng rát sau xương ức, chẩn đoán dựa vào nội soi thực quản dạ dày.
Lồng ruột tái diễn:
+ Đau quặn bụng từng cơn tái phát
+ Đi ngoài phân máu từng đợt
+ Có thể sờ thấy búi lồng
+ Chẩn đoán bằng siêu âm, chụp bụng có bơm hơi
– Bệnh ký sinh trùng đường ruột: đau bụng giun, giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật sau GCOM, bán tắc ruột
– Hội chứng bán tắc ruột:
+ Đau bụng từng cơn + nôn, nhu động rắn bò, khám có khối u ruột
+ Nguyên nhân: giun, bã thức ăn, polyp ruột
+ Viêm loét chảy máu túi thừa Mickel:
+ Thường gặp ở lứa tuổi nhỏ dưới 3-5 tuổi
+ Đau bụng vùng quanh rốn từng cơn từng đợt + xuất huyết tiêu hoá từng đợt
+ Thiếu máu
+ Chẩn đoán xác định: chụp nhấp nháy phóng xạ Tc99
Các khối u lành hoặc ác tính trong ổ bụng gây đau bụng do chèn ép, xoắn (u nang buồng trứng, hạch to)
Các bệnh mật, tuỵ ở trẻ em:
+ Sỏi đường mật
+ Viêm tuỵ mãn tính
+ Giãn đường mật bẩm sinh (Kyste cholecloque)
+ Giãn hệ thống đường mật: bệnh Karoli, u nang giả tuỵ
+ Bệnh viêm mãn tính xuất hiện ở đại tràng:
+ Bệnh Crohn, viêm trực tràng đại tràng chảy máu
+ Hiếm gặp ở trẻ em
+ Đau bụng + tiêu chảy phân có máu kéo dài
+ Ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng toàn thân, viêm nhiễm
Đau bụng liên quan đến bệnh lý tiết niệu, sinh dục
– Bệnh lý đường tiết niệu:
– Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh: thận ứ nước, hội chứng đoạn nối bể thận niệu quản
– Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp tái phát nhiều lần (trẻ gái)
– Sỏi đường tiết niệu: cơn đau quặn thận, đái máu
– Chẩn đoán xác định bằng X quang, siêu âm
Đau bụng mãn tính liên quan tới bệnh phụ khoa:
Thường đề cập ở trẻ nữ ở tuổi dậy thì với triệu chứng đau vùng hạ vị. Nguyên nhân do chu kỳ kinh sớm, không có lỗ màng trinh, u nang buồng trứng, bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Thường chẩn đoán bệnh nguyên bằng siêu âm.
Đau bụng do nguyên nhân tâm thần, rối loạn hành vi, tâm thể
– Chiếm 90% nguyên nhân đau bụng mãn tính ở trẻ lớn
– Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 8-12 tuổi
– Đau bụng với đặc điểm: Đau đơn độc, quanh rốn hoặc không xác định được vị trí. Thời gian đau: vài phút tới vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Các triệu chứng giảm, hết đau khi không có một can thiệp thích đáng nào. Đau ảnh hưởng tới gia đình xã hội và bản thân trẻ. Trẻ thường chịu đựng tốt, không có các dấu hiệu thực thể với phát triển tinh thần, thể chất bình thường.
Cần loại trừ các nguyên nhân thực thể đường tiêu hoá và có thể can thiệp bằng tâm lý liệu pháp đối với trẻ và gia đình
Đau bụng mạn tính do nguyên nhân khác
– Bệnh thần kinh:
Nguyên nhân: U não, động kinh nội tạng. Ngoài đau bụng bệnh nhân còn có các biểu hiện khác: rối loạn tri giác, cơn vắng ý thức, cơn co giật ngắn. Chẩn đoán dựa vào khai thác kỹ tiền sử gia đình, tính chất cơn giật điện não đồ.
– Ngộ độ kéo dài như ngộ độc chì
Tiếp cận chẩn đoán đau bụng mạn tính
– Lưu ý nguyên nhân thực thể trước
– Loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa
– Chỉ đưa ra chẩn đoán nguyên nhân do rối loạn chức năng, tâm lý sau khi đã loại trừ nguyên nhân thực thể.
Theo Benh