Hiện tượng nhau thai bám thấp cũng là một dạng của rau tiền đạo. Nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé vì vậy cần phải theo dõi nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Bình thường, nhau thai bám vào đáy tử cung, nhưng trường hợp này, một phần hoặc toàn thể bánh nhau lại bám xuống cổ tử cung, che một phần lỗ tử cung làm cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ.
Nếu mắc phải hiện tượng nhau bám thấp, khi cổ tử cung mở (trong giai đoạn chuyển dạ) cũng là lúc nhau thai tràn ra ngoài. Nó sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong cho thai phụ.
Nguyên nhân nhau thai bám thấp
– Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo (hút) thai…
– Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút.
Nhiều trường hợp phát hiện nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất nhóm thai phụ này nên nhập viện sớm để theo dõi diễn biến của cơn chuyển dạ.
– Tình trạng sảy thai hoặc sinh non ở nhóm phụ nữ có tình trạng nhau bám thấp khá cao.
Phân biệt nhau bám thấp và nhau tiền đạo
Nhiều người cho rằng nhau bám thấp là nhau tiền đạo nhưng không phải như vậy. Nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo còn có các dạng như nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy hiểm.
Các cấp độ nhau thai bám thấp
– Nhau thai nằm thấp: Nhau thai “định cư” ở phía dưới tử cung, gần cổ tử cung nhưng mép của nhau thai chưa chạm tới cổ tử cung.
– Mép của nhau thai chạm tới cổ tử cung.
– Một phần nhau thai bao phủ cổ tử cung.
– Toàn bộ nhau thai bao phủ cổ tử cung.
Phát hiện và phòng ngừa rủi ro khi nhau bám thấp
Nếu thấy dấu hiệu ra máu đỏ tươi khi đi vệ sinh, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay. Hiện tượng này có thể cảnh báo nguy cơ nhau bám thấp.
– Máu khi nhau bám thấp thường có màu đỏ tươi, không đi kèm với dấu hiệu đau bụng, lượng máu ở lần sau có thể nhiều hơn lần trước.
– Bạn nên đi khám thai theo định kỳ (khoảng 1 tháng một lần).
– Ngoài ra, bạn nên tránh những công việc nặng nhọc, hạn chế đi lại nhiều. Nếu bạn bị ra máu khi quan hệ vợ chồng, bạn nên nhanh chóng đi khám.
Thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian. Nên thăm khám định kỳ để theo dõi bánh rau có thay đổi vị trí hay không.
Theo Benh