Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú. Tên khoa học Cyperus rotundus L. Thuộc họ cói Cyperaccae. Vị hương phụ là thân rễ-Rhizoma Cyperi-phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus stoloniferus Retz mọc nhiều ở bãi cát gần biển..
Cây cỏ gấu là một loại cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng. Các nhà đông y thường truyền nhau câu: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ky hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu được vị trần bì và chữa bệnh cho nữa không thể không dùng hương phụ.
Trong khi làm cỏ, nếu biết xử lý thì vừa giải quyết được một loại cỏ dại vừa có thêm một vị thuốc quý.
Các nhà Đông y thường truyền nhau “bí quyết”: “nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”; có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu được vị trần bì, và chữa bệnh cho nữ giới không thể không dùng vị cỏ gấu (hương phụ).
Cỏ gấu thường mọc hoang ở đồng ruộng, ven đường, ven biển,… Đối với nhà nông, cỏ gấu là thứ rất khó tiêu trừ – chỉ cần để sót lại một mẩu than rễ nhỏ, là chẳng bao lâu đã mọc thành cây mới. Thế nhưng khi làm cỏ, nếu kết hợp thu hoạch củ gấu, thì chúng ta sẽ có được một vị thuốc quý, mà Đông y gọi là “Hương phụ”. Củ gấu còn gọi là “cỏ cú”. Tên khoa học là Cypẻusrotundus L; thuộc hj Cói (Cyperaccae). Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia.
Cỏ gấu là một loại cỏ sống lấu nǎm; lá nhỏ hẹ, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây; thân rễ phát triển thành củ; tuỳ theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ. ở vùng bờ biển củ to, dài, chất lượng dược liệu tốt hơn, thường gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu; nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ; quả 3 cạnh màu xám.
Củ gấu có thể thu hoạch quanh nǎm. Thông thường, người ta đào củ về rửa sạch đất cát, phơi khô, đốt cho cháy hết lông, cất nơi khô ráo đề dùng dần làm thuốc.
Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, hương phụ có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự cǎng thẳng, gần như có tác dụng trực tiế làm cho cơ tử cung dịu lại. Theo Đông y, hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh: Túc quyết âm Can và Thủ thiếu dương Tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở; đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ǎn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ… Liều dùng hàng ngày từ 8-20g. Kiêng kỵ: người âm hư huyết nhiệt, phụ nữ có kinh trước kỳ thuộc tạng nhiệt không dùng được.
Và sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
– Cảm cúm, gai rét, nhức đầu đau mình.
Dùng hương phụ 12g, tía tô 10g, vỏ quýt 10g, cam thảo 4g, hành 3 cây, gừng tươi 3 lát, sắc uống (đơn thuốc của Tuệ Tĩnh).
– Thiên đầu thống
Hương phụ tẩm giấm sao – 2 phần, xuyên khung-1 phần; tất cả đem nghiền mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g bột thuốc.
– Ngực bụng trướng đau, hơi cuộn co thắt từng cơn; đau dạ dày do thần kinh.
Dùng bài tiểu ô trầm thang gồm các vị thuốc: Hương phụ (tẩm giấm sao) 8g, ô dược 12g, cam thảo 4g, sắc nước uống.
– Đau bụng do khí lạnh (hàn khí)
Dùng bài Lương phụ hoàn: Hương phụ 12g, lương khương (riềng) 12g, sắc nước uống.
– Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới.
Dùng: hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ, mỗi thứ 10g thêm nước và sắc kỹ, chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều cần uống đón kinh: 10 ngày trước khi dự đoán có kinh thì bắt đầu uống. Uống luôn như vậy trong 2 hay 3 tháng. Có thể dùng lâu hơn.
– Kinh nguyệt không đều do tinh thần u uất, hành kinh đau vùng bụng dưới (thiếu phúc), bầu vú trướng đau.
Dùng bài Tứ chế hương phụ hoàn: Hương phụ tứ chế nghiền mịn, hoàn thành viên cỡ bằng hạt đỗ; ngày uống 8-12g. Hương phụ chia thành 4 phần, đem từng phần tẩm sao riêng với một trong 4 thứ – muối, đồng tiện, giấm, rượu – sẽ được “hương phụ tứ chế”.
– Tỳ vị hư nhược, tiêu hoá yếu, bụng trướng đau, buồn nôn, tiêu chảy.
Dùng bài Hương sa dưỡng vị thang; gồm các vị thuốc: Hương phụ 8g, sa nhân 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 8g, đậu khấu 6g, hậu phác 12g, hoắc hương 8g, bạch truật 12g, trần bì 12g, phục linh 12g, bán hạ 12g, cam thảo 4g, gừng tươi 12g, táo tàu 5 quả, sắc với nước uống.
Theo Baithuochay