Phụ nữ có thai thường được bồi bổ và có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, lành tính tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các tác dụng ngoài ý muốn của các sản phẩm như tỏi, gừng, nhân sâm….Và do vô tình những sản phẩm vô cùng tốt này lại có ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi
Tỏi
Tỏi có tính chất làm loãng máu (Ảnh minh họa)
Tỏi là gia vị truyền thống được sử dụng trong rất nhiều món ăn và còn có tác dụng chữa bệnh. Theo các bác sĩ, tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Loại gia vị này cũng có tác dụng làm loãng máu giúp giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Những tác dụng này có thể ngăn ngừa cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy nhiên tỏi có tính chất làm loãng máu nếu dùng với lượng quá cao, làm tăng nguy cơ chảy máu đối với thai phụ. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng tương tác với một số loại thuốc. Thai phụ mang thai hai tháng cuối không nên ăn quá nhiều tỏi trong khi chưa có nhưng chứng minh khoa học cụ thể về tác dụng có lợi của tỏi cho thai phụ. Các bà bầu không nên lạm dụng sản phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày
Nhân sâm
Phụ nữ có thai không nên dùng nhân sâm (Ảnh minh họa)
Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ, tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến – thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoit làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên…
Nhân sâm nhiều tác dụng là thế nhưng phụ nữ có thai lại thuộc những đối tượng không nên dùng nhân sâm.
Một số nghiên cứu khuyến cáo
“Trước khi tác hại trên của nhân sâm được kiểm chứng trên cơ thể người, thai phụ cần thận trọng khi dùng nhân sâm trong 3 tháng đầu”, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Trung Quốc tại Hong Kong, tiến sĩ Louis Chan nói.
Ông và cộng sự đã tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của Rb1 ở những nồng độ khác nhau trên các bào thai chuột 9 ngày tuổi. Khi tiếp xúc với 30 microgram/millilit hoạt chất Rb1, những bào thai này xuất hiện những dấu hiệu phát triển bất thường, chủ yếu tập trung ở tim, mắt và các chi. Ở liều cao nhất 50 microgram/millilit, các dị thường thể hiện rõ nét hơn, bào thai bắt đầu bị co ngắn lại, đồng thời một số tế bào cơ phát triển non nớt hơn so với các tế bào khác.
Một cuộc điều tra vào năm 2001 cho thấy, khoảng 9% phụ nữ mang thai trên thế giới dùng bổ sung dược thảo, đặc biệt có khoảng 10% phụ nữ châu Á dùng nhân sâm khi mang thai. Theo giáo sư Chan, nguy cơ sinh quái thai ở các cá thể dùng nhân sâm có thể phụ thuộc vào liều lượng. Song nguy hiểm là ở chỗ, người ta thường nghĩ: phàm những thứ có lợi, dùng càng nhiều sẽ càng tốt. Điều này có thể đẩy nguy cơ lên rất cao.
Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai không nên sử dụng đến phương pháp nhân sâm “đại bổ”. Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như Nhân Sâm có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hóa và nuôi dưỡng thai nhi.
Nha đam
Nha đam có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (Ảnh minh họa)
Nha Đam còn có nhiều tên gọi khác như Lô Hội, Long Tu… Thân cây lô hội chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm… Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng như một loại thần dược trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm.
Khuyến cáo
Tuy nha đam chứa nhiều công dụng và có thể chữa bệnh nhưng một vài báo cáo cho thấy, phụ nữ mang thai uống nước ép và ăn các sản phẩm từ nha đam, dẫn đến xuất huyết vùng chậu và thậm chí gây ra sẩy thai. Nha đam còn có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi cho nên phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
Cam thảo
Cam thảo có thể làm tổn hại trí thông minh của thai nhi (Ảnh minh họa)
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy. Nhưng đối với phụ nữ có thai cam thảo lại không phát huy tác dụng của nó.
Một số nghiên cứu khuyến cáo
Theo một nghiên cứu mới đây, phụ nữ mang thai ăn nhiều cam thảo có thể làm tổn hại đến trí thông minh của trẻ và tăng nguy cơ sinh non. Các nhà khoa học cũng tin rằng, ăn nhiều bánh kẹo trong lúc mang thai cũng có thể khiến trẻ em kém tập trung và hiếu động. Nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ 8 tuổi, con của các bà mẹ ăn nhiều cam thảo khi mang thai, thể hiện sự thông minh qua các bài test kém hơn những đứa khác.
– Một nhóm nghiên cứu của trường ĐH Edinburgh (Scotland) và Helsinki (Phần Lan) cho rằng, một thành phần của cam thảo là glycyrrhiza gây tổn hại cho nhau thai, và cho phép các hóoc môn strees chuyển từ bà mẹ sang em bé. Với một mức độ cao, các hoóc môn này có thể gây tác động đến sự phát triển bộ não của em bé từ khi còn trong bào thai, gây ra chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ.
Phụ nữ mang thai ăn hơn 500 milligram glycyrrhiza trong 1 tuần lễ, tương đương với 100 gram, được xem là ăn nhiều cam thảo.
Giáo sư Jonathan Seckl, ĐH Edinburgh (Scotland), cho biết: “Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hay IQ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn cản các hócmôn stress có thể tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ”.
Giáo sư Katri Raikkonen, ĐH Helsinki, Phần Lan, cũng cho rằng: “Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn nhiều cam thảo”. Một nghiên cứu trước đó đã cho thấy, ăn nhiều cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Gừng
Thai phụ dùng nhiều gừng không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.
Đối với thai phụ, gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu và dùng nhiều gừng hoàn toàn không có lợi.
Lời kết:
Các sản phẩm trên thường được biết đến với công dụng là các loại thuốc tốt cho sức khỏe con người thế nhưng các thai phụ nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Theo Benh