Nấm là món ăn được nhiều người ưa chuộng vì có thể chế biến thành nhiều món ăn “khoái khẩu” như lẩu, xào, làm bánh pizza…
Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, vì vậy các bà nội trợ vẫn có thói quen mua nấm làm món ăn bổ dưỡng cho cả gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Vậy, tác dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai như thế nào? Khi sử dụng nấm phải lưu ý những gì?
Tìm hiều về nấm ăn
Nấm là những thực vật bậc thấp không có hoa, lá. Nấm không lấy năng lượng qua ánh sáng mặt trời nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát. Có loại nấm sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây khoáng chất như phospho.
Có rất nhiều loại nấm, nhưng chỉ có một số loại ăn được, gọi chung là nấm ăn.
Các loại nấm ăn (Ảnh minh họa)
Có bao nhiêu loại nấm
+ Có gần 100 loại nấm ăn được.
+ Các loại nấm thông dụng: nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mồng gà,…
Theo các thống kê cho thấy 95% ngộ độc nấm là do nhầm lẫn, 5% là do sự chủ quan của người ăn nhầm nấm đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.
Các loại nấm ăn điển hình
Nấm hương
Tác dụng:
+ Điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư.
+ Giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…
Nấm rơm
Tác dụng:
+ Có giá trị dinh dưỡng cao.
+ Là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
Nấm mỡ
Tác dụng:
+ Làm giảm đường và cholesterol máu.
+ Phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan… thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
Mộc nhĩ trắng
Tác dụng:
+ Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan.
+ Làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ.
Mộc nhĩ đen
Tác dụng:
+ Chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin.
+ Có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản và chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
Tác dụng của nấm
+ Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Kháng ung thư và virus.
+ Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch.
+ Giải độc và bảo vệ tế bào gan.
+ Kiện tỳ dưỡng vị.
+ Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa.
+ Có tác dụng an thần, tốt cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
+ Có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể…
Tác dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai
+ Vitamin B và kẽm có trong nấm giúp thai nhi phát triển toàn diện.
+ Nấm chứa Axit pantothenic có tác dụng kích thích thần kinh và sản xuất hormon của bào thai.
+ Chất selen và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp phụ nữ mang thai tránh được các bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ.
Nấm cung cấp các loại vitamin, kẽm… cho sự phát triển của mẹ & bé (Ảnh minh họa)
+ Chất niacin trong nấm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp làm giảm những khó chịu về tiêu hóa.
+ Hàm lượng kali có trong nấm có công dụng cân bằng chất lỏng, ổn định huyết áp và duy trì chức năng thần kinh thích hợp cho phụ nữ mang thai.
+ Chất riboflavin giúp hỗ trợ sản xuất năng lượng và các hoạt động của tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ và thai nhi.
+ Kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hoạt chất interferon có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Những lưu ý khi sử dụng nấm
+ Khi mua nên chọn nấm còn tươi, lành lặn, hình dáng đầy đặn, thịt chắc, mũ nấm khép kín bao che những phiến mỏng dưới mũ (nấm tươi cất giữ cẩn thận có thể ăn trong khoảng 4-5 ngày sau khi hái).
+ Nấm tươi cần bảo quản trong tủ lạnh, trong hộp thoáng khí, tránh hơi ẩm làm nấm mau hỏng (không giữ nấm trong túi nylon bịt kín vì hơi ẩm đọng lại làm nấm dễ hỏng).
+ Các loại nấm hỏng là nấm đã đổi sang mầu đen sậm, mũ mở rộng để lộ lá mỏng, nấm khô hơn và mất bớt vị ngọt.
+ Nấm sấy hoặc phơi khô để dành cần được bọc kín để tránh ẩm, giữ nơi mát và không có ánh sáng vì sinh tố B2 bị ánh mặt trời phân hủy.
Sử dụng nấm tươi ngon, rõ nguồn gốc, xuất xứ…(Ảnh minh họa)
+ Nấm khô bảo quản tốt có thể để được sáu tháng.
+ Trước khi nấu cần rửa sạch bụi đất trên nấm rồi ngâm khô trong nước nóng 15 phút.
+ Không nên lạm dụng, ăn nấm quá nhiều (nấm có vị ngọt, tính mát) sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu.
+ Không sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý: Sự nguy hiểm của việc ăn nấm còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển và thổ nhưỡng còn nồng độ độc tố luôn hiện diện trong các loại nấm.
Lời kết
Nấm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà ăn nấm quá nhiều gây đầy bụng, không tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng nấm, người dùng nên chọn các loại nấm thông dụng như: nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mồng gà,… vì đây là các loại nấm rất an toàn lại bổ dưỡng. Ngoài ra, không nên mua các loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang… để tránh nguy cơ bị ngộ độc nấm, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Theo Benh