Thức và ngủ là hai trạng thái ngược nhau của sự giao động hoạt động thần kinh. Nhịp thức – ngủ có liên quan chặt chẽ đến nhịp ngày đêm, quá trình này không chỉ diễn ra ở người mà cả ở các động vật.
Giấc ngủ và tác hại khi thiếu ngủ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với con người. Khi mất ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy giảm khả năng tình dục Khi ta ngủ bộ não vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phục hồi sức khoẻ của cơ thể sau một thời gian hoạt động do vậy con người không thể sống thiếu ngủ
Theo đồng hồ sinh học, Giấc ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng giúp cho cơ thể chúng ta được thực sự nghỉ ngơi, do vậy nếu có thể ngủ được sâu trong thời gian này sẽ giúp cơ thể sảng khoái vào sáng ngày hôm sau. Từ 1h đến 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch, cơ thể tiết nhiều hormone để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Nếu quá trình này không diễn ra sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của chúng ta.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn thức (20 giờ mỗi ngày). Càng lớn lên trẻ ngủ càng giảm dần, đến sáu tuổi trẻ vẫn còn ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Người trưởng thành ở lứa tuổi hoạt động mạnh nhất (18 – 45 tuổi), nhu cầu ngủ mỗi ngày từ 7 – 8 giờ. Sau 60 tuổi có thể 6 giờ là đủ, thậm chí những người già ngủ ít hơn. Nói chung cả cuộc đời một người khoẻ mạnh dành 1/3 thời gian cho ngủ và 2/3 thời gian thức.
Thức và ngủ là hai trạng thái ngược nhau của sự giao động hoạt động thần kinh. Nhịp thức – ngủ có liên quan chặt chẽ đến nhịp ngày đêm, quá trình này không chỉ diễn ra ở người mà cả ở các động vật
Cho nên thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nhiều lần thức giấc nửa đêm, ngủ với ác mộng, trằn trọc, suy tư…đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe.
Tác hại của việc mất ngủ:
Thiếu ngủ sẽ gây béo phì
Theo một báo cáo của Institute of Medicine vào năm 2006, những người ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm đều có rủi ro trở nên béo phì và đây là loại béo phì thứ phát, gây ảnh hưởng lâu dài và rất khó điều trị. Lý do được nêu ra là, thiếu ngủ kích thích một số hormon liên quan tới sự ăn ngon miệng: hormon giảm khẩu vị leptin bớt đi trong khi đó hormon kích thích khẩu vị ghrelin lại tăng lên. Hậu quả là con người ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và đưa tới quá nhiều dự trữ năng lượng, phì mập.
Giảm trí nhớ đi 5 lần
Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ (ảnh minh họa)
Giấc ngủ đủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con , đây là thời gian khôi phục lại sức lực Thiếu ngủ sẽ dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ khiến bạn sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng và không còn tập trung vào công việc. Các nhà khoa học cho rằng, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường
Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục
Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến những sự cố về tình dục. Khi thiếu ngủ, năng lượng cơ thể bị giảm sút, tâm trạng mệt mỏi, cảm giác uể oải… Những điều này có ảnh hưởng đến sinh lực của đàn ông, từ đó hưng phấn tình dục cũng giảm sút rõ rệt.
Gây ung thư
Những giờ làm việc đêm đã được Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) cho vào danh sách những tác nhân gây ung thư ở cả nam và nữ.
Phụ nữ có độ tuổi từ 30-50 phải làm việc đêm ít nhất 6 tháng có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn những người khác – Theo nghiên cứu của Đan Mạch. Đối với nam giới, những người phải làm việc đêm có nguy mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người không phải làm việc đêm
Sạm da
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da giảm sức đàn hồi, sạm da.
Bệnh tim: Thức đêm làm tổn thương đồng hồ sinh học
Chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng khi ngủ các cơ quan trong cơ thể người sẽ tạo ra melatonin. Hormone này sẽ điều chỉnh nhịp sinh học cũng như các hormone khác. Nếu một người không ngủ vào ban đêm, tức là họ đang ứng chế quá trình sản sinh ra các hocmoon điều chỉnh và điều này rất có hại cho tim mạch. Một nghiên cứu riêng của Schwartz cho hay thiếu ngủ cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi (Annals of Epidemiology, Volume 8 , Issue 6 , trang 384 – 392 S).
Tăng huyết áp
Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine cho rằng rằng ngủ ít quá cũng sẽ dễ làm tăng huyết áp, cụ thể là những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao gấp hai lần so với những người ngủ hơn 7 hoặc 8 tiếng.
Tiểu đường
Nghiên cứu công bố trong Archives of Internal Medicine năm 2005 cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm tăng rủi ro tiểu đường tới 2,5 lần, so với người ngủ 6 giờ, với rủi ro 1.7 lần. Kết quả nghiên cứu do Tiến sĩ James Gangwisch, đại học Columbia, Nữu Ước vào năm 2007 có cùng kết luận. Cũng năm 2007, bác sĩ Esra Tasali, Đại học Chicago, và đồng nghiệp đã thực hiện một thử nghiệm “lạ đời”. Trong 3 đêm liên tiếp, họ không cho 9 thanh niên rơi vào giấc ngủ sâu đậm nhất bằng cách gõ mạnh vào cánh cửa hoặc lay mình các thanh niên. Kết quả là những thanh niên này giảm 25% khả năng đáp ứng với insulin, một dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Có giải thích cho là, mất ngủ kinh niên dễ dàng đưa tới viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress và tăng glucose huyết. Theo bác sĩ Ronald Kramer, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Rối Loạn Ngủ, thành phố Englewood, tiểu bang Colorado, mất ngủ cũng gây ra cao huyết áp và mập phì, hai rủi ro đưa tới bệnh tiểu đường.
Ảnh hưởng xấu đối với hệ tiêu hoá
Thức đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của con người vì vậy rất có hại cho hệ thống tiêu hóa Hậu quả của việc làm vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tiêu, đầy hơi. Những người thường xuyên làm việc về đêm dễ bị mắc u xơ ruột.
Theo Benh