Thiếu máu là giảm 10% hemoglobin (Hb) hoặc hematocrit, hoặc giảm số lượng hồng cầu. Cụ thể là hemoglobin dưới 10g/100ml ở nữ, dưới 12g/100ml ở nam, hoặc hematocrit dưới 30% ở nữ, và dưới 36% ở nam, hoặc hồng cầu dưới 3,5 triệu ở nữ và dưới 4 triệu ở nam.
Các chỉ số huyết học trên không phản ánh đúng mức độ thiếu máu. Chúng có thể cao giả tạo trong trường hợp mất nước đột ngột như ỉa chảy cấp, bỏng nặng, đái quá nhiều. Chúng lại có thể thấp giả tạo trong phù, có thai, suy tim ứ huyết. Khi mất máu cấp, các chỉ số này có thể bình thường trong giờ đầu tiên, rồi sau mới giảm. Vì giảm hồng cầu và Hb, khả năng chuyển tải oxy của máu bị giảm sút, gây nên nhiều rối loạn cho toàn cơ thể, biểu hiện rõ nhất là các rối loạn tuần hoàn và hô hấp.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng:
Thiếu máu nhẹ chỉ thấy mệt mỏi, đánh trống ngực vì tim đập nhanh và mạnh, khó thở, nhất là sau khi gắng sức. Khi thiếu máu nặng hơn những triệu chứng trên xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, lâu ngày dẫn đến suy tim. Nhiều khi có thêm chóng mặt, nhức đầu, ù tai, ngất. Có người khó ngủ, bực bội, khó tập trung tư tưởng, hoặc ớn lạnh, đau xương. Về tiêu hóa, người bệnh chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, phụ nũ hay bị rối loạn kinh nguyệt, đàn ông có thể liệt dương.
Dấu hiệu:
Nhợt màu da và niêm mạc là dấu hiệu hay gặp nhất, nhưng cũng còn tùy sắc da từng người, từng lúc. Nhìn kết mạc, niêm mạc miệng, lòng bàn tay dễ thấy hơn. Nếu những nếp nhăn ở lòng bàn tay không thẫm hơn da ở biên thì là hemoglobin dưới 7g/100ml.
Ngoài ra còn thấy tim đập nhanh, mạnh, huyết áp chênh lệch tăng, thổi tâm thu ở đáy tim, để tìm nguyên nhân do bệnh máu, cần chú ý hạch, gan, lách, vàng da.
TTTBHC = Hematocrit
Số hồng cầu trong 1 microlit x 109
(thể tích trung bình hồng cầu = TTTBHC;
TTTBHC bình thường = 80/97fl, tức là 80-90 micromet khối;
fl = femtolit = 10-15 lít)
Nguyên nhân thiếu máu
Về nguyên nhân thiếu máu, nên xếp 3 loại thiếu máu chính:
Thiếu máu do mất máu: là loại phổ biến nhất.
– Mất máu mạn tính: thường do giun móc, chảy máu đường tiêu hóa (chú ý trĩ, loét dạ dày, tá tràng), chảy máu kín đáo trong phân, hoặc đường tử cung (rong kinh, u xơ tử cung), sốt rét lâu ngày. Bệnh cảnh lâm sàng như đã tả ở trên, lâu dầu sẽ dẫn đến thiếu sắt trong máu.
Chữa theo nguyên nhân và uống thêm muối sắt.
– Mất máu cấp tính một khối lượng lớn: người bệnh thường mệt, chóng mặt, sững sờ, da tái nhợt, vã mồ hôi, có khi hôn mê. Trên lâm sàng, có thể đánh giá mất máu nhiều ít dựa vào tim nhanh và huyết áp hạ. nếu so với lúc bình thường và mạch tăng lên 25%, hoặc huyết áp tâm thu giảm 20mmHg khi người bệnh ngồi dậy, mất máu có thể tới trên 1 lít, nghĩa là cần được truyền bù ngay.
Nếu mất máu nhiều ồ ạt, xét nghiệm máu có thể không thấy giảm hồng cầu, hemoglobin và hematocrit, vì máu chưa kịp loãng, do đó dễ bỏ qua nhiều mất máu nặng: 2-3 ngày sau thấy hồng cầu mạng tăng, có khi hồng cầu nhân xuất hiện.
Chữa phải khẩn trương: truyền máu ngay, trong khi chờ đợi phải truyền dịch muối 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat. Phải tìm và giải quyết ngay nơi chảy máu.
Thiếu máu do giảm sản hồng cầu: tốt nhất lầ căn cứu vào thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC) để chia ra 3 loại giảm sản. Cách tính:
– Hồng cầu nhỏ (TTTBHC < 80 fl): nghĩ đến thiếu sắt là phổ biến nhất
Điều trị chủ yếu bằng sắt, ví dụ: viên sắt 3-6 viên/24 giờ.
– Hồng cầu lớn: thường do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Cũng có thể do suy gan, suy giáp, mất máu cấp, tan máu, bất sản tủy, nghiện rượu.
Điều trị theo nguyên nhân
– Hồng cầu trung bình: phần nhiều do các bệnh mạn tính như viêm mạn tính (sắt huyết thanh giảm), suy thận (creatinin máu tăng), bệnh gan (chức năng gan giảm), suy giáp (T4 giảm). Đặc biệt đáng chú ý trong nhóm này là thiếu máu do suy thận, có khi nhờ thiếu máu mà tìm ra suy thận. Điều trị bằng ghép thận, hoặc bằng crythropoictin người. Một số nhỏ do bệnh của tủy xương như bất sản tủy (chọc tủy), hủy hoại tủy (chọc tủy sống thấy u …. ), loạn sản tủy (chọc tủy sống thấy xơ hóa).
Chữa những bệnh này rất khó khăn: cần gửi lên cơ sở chuyên khoa để truyền hồng cầu, androgen, cáy tủy xương, giảm miễn dịch ….
Thiếu máu do tan máu: hiếm hơn nhiều.
Về lâm sàng, ngoài những biểu hiện chung của thiếu máu, cần chú ý tìm vàng da, lách to.
Về xét nghiệm, đếm hồng cầu lưới có giá trị lớn: trong thiếu máu tan máu thì hồng cầu lưới bao giờ cũng tăng. Nhưng tìm các nguyên nhân gây tan máu thì khó hơn nhiều và phải làm xét nghiệm chuyên khoa mới chẩn đoán được.
Phải gửi chuyên khoa huyết học để điều trị, có khi phải dùng corticoid hoặc cắt lách….
Chữa thiếu máu
– Phải cố tìm nguyên nhân để chữa, không nên vội dùng các thuốc “chống thiếu máu” như sắt, vitamin B12, acid folic. Nếu thừa sắt trong máu cũng gây bệnh: vitamin B12 nếu dùng không thích đáng có thể làm mờ nhạt những biểu hiện của nhiều bệnh máu; cũng không nên truyền máu quá rộng rãi.
– Chữa nguyên nhân thường đem lại kết quả tốt: chữa bệnh nội tiết, cắt bỏ u, ghép thận, chữa nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, loại bỏ chất độc, chữa xơ gan …
Theo Benh